Bài viết này cung cấp thông tin chi tiết về các dạng và vị trí vàng lá ở lúa, giúp bà con nông dân nhận biết sớm nguyên nhân gây bệnh và áp dụng biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả, bảo vệ mùa màng.
1. Vàng lá ở lúa: Dấu hiệu cảnh báo điều gì?
Vàng lá ở lúa là một trong những dấu hiệu phổ biến cho thấy cây lúa đang gặp vấn đề về dinh dưỡng, bệnh hại hoặc tác động từ môi trường. Việc nhận biết chính xác nguyên nhân gây vàng lá là rất quan trọng để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng đến năng suất lúa.
2. Các dạng và vị trí vàng lá phổ biến ở lúa:
2.1 Vàng lá do thiếu dinh dưỡng:
Thiếu đạm (N):
Lá lúa chuyển sang màu vàng nhạt, bắt đầu từ các lá già phía dưới.
Cây lúa sinh trưởng chậm, còi cọc.
Thiếu lân (P):
Lá lúa có màu vàng tím, đặc biệt là ở các lá già.
Rễ lúa kém phát triển.
Thiếu kali (K):
Triệu chứng thiếu kali xuất hiện trên lá già với mép lá nâu vàng và đốm hoại tử nâu sẫm. Lá có thể héo, cuốn và già sớm. Nhiễm sâu bệnh cao, tiểu cầu chưa lấp đầy. Nguyên nhân do thiếu kali, có thể do đất nghèo kali, loại bỏ rơm rạ, rửa trôi, hoặc tỷ lệ Na:K, Mg:K cao trong đất, độ chua/mặn, và nhu cầu kali cao của lúa lai.
Cây lúa dễ bị đổ ngã.
Ảnh minh họa vàng lá do thiếu Kali
Thiếu kẽm (Zn):
Lá lúa non có màu vàng trắng, xuất hiện các đốm nâu.
Cây lúa lùn, đẻ nhánh kém.
2.2 Vàng lá do bệnh hại:
Bệnh vàng lùn:
Lá lúa chuyển từ màu xanh nhạt sang màu vàng da cam, bắt đầu từ các lá già phía dưới.
Cây lúa lùn, đẻ nhánh nhiều, bông lúa nhỏ.
Bệnh lùn xoắn lá:
Lá lúa có màu xanh đậm, bị xoắn lại.
Cây lúa lùn, sinh trưởng chậm.
Bệnh vàng lá chín sớm:
Lá lúa vàng nhanh khi lúa sắp chín.
Hạt lúa bị lép nhiều.
Bệnh bạc lá do vi khuẩn:
Ảnh minh họa bạc lá do vi khuẩn
Lá lúa có màu vàng hoặc trắng bạc, bắt đầu từ chóp lá hoặc mép lá.
Vết bệnh lan rộng nhanh chóng, làm khô lá.
Các loài vi khuẩn xâm nhiễm gây bệnh cho cây lúa chủ yếu qua vết thương cơ giới, do mưa gió khiến các lá lụa cọ xát vào nhau gây tổn thương. Do đó phần hai mép lá thường bị tổn thương trước và nhiễm bệnh trước (người ta gọi bệnh cháy bìa lá).
Bà con có thể phòng trừ bệnh bằng kháng sinh như kasugamicin, không nên sử dụng thuốc có chứa streptomincin vì kháng sinh này dùng để trị bệnh cho người, nếu ăn thực phẩm nhiễm kháng sinh này rất nguy hiểm. Cặp Đôi Sạch Bệnh – Diệt Khuẩn là một trong những biện pháp phòng trừ hiệu quả cho bệnh: Vàng lá vi khuẩn, Cháy bìa lá vi khuẩn, Sọc trong vi khuẩn,..
Bệnh đốm sọc vi khuẩn:
Bệnh xuất hiện trên lá với các sọc ngắn, dọc theo các gân lá, ban đầu là vết sọc xanh, sau chuyển sang nâu và có quầng vàng ở các giống mẫn cảm. Trong điều kiện ẩm ướt, sọc nâu tiết ra giọt dịch vàng đục, sau khô thành viên kẹo vi khuẩn. Lá bệnh khô táp, giống bệnh bạc lá vi khuẩn.
Ảnh minh họa đốm sọc vi khuẩn trên lúa
Bệnh vàng lá lúa do nấm:
Lá lúa xuất hiện các đốm vàng nhỏ, lan dần từ đỉnh lá xuống.
Bệnh nặng có thể làm lá bị khô hoàn toàn.
2.3 Vàng lá do tác động của môi trường:
Ngộ độc phèn:
Lá lúa có màu vàng đỏ, đặc biệt là ở các lá già. Lúa bị ngộ độc phèn có bộ lá kém phát triển. Phiến lá hẹp, ngắn thẳng đứng, có màu nâu đỏ bầm.
Ngộ độc phèn làm lúa nhảy chồi kém và giảm khả năng chống chịu bệnh nhất là bệnh đạo ôn lá.
Rễ lúa bị đen, thối.
Lá lúa bị vàng do ngộ độc phèn
Ngộ độc hữu cơ:
Lúa vàng lá và thối rễ.
Thời tiết bất lợi:
Nắng nóng, hạn hán, hoặc ngập úng đều có thể gây vàng lá ở lúa.
Bệnh vàng lá lúa do ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ có triệu chứng giống bệnh vàng lùn, cây lúa bị vàng và lùn. Đối với trường hợp này, bà con chỉ cần nhổ khóm lúa lên, rửa sạch rễ và kiểm tra. Nếu quan sát thấy rễ đen (ngộ độc hữu cơ), đỏ vàng (ngộ độc phèn) kèm theo rễ bị thối, ít hoặc không có rễ trắng (rễ mới), cây không hút đủ nước và dinh dưỡng gây nên hiện tượng vàng và lùn xuống.
Khuyến cáo bà con nên ngừng bón đạm, rút nước ra khỏi ruộng nếu điều kiện thủy lợi cho phép (ngộ độc phèn cần thay nước nhiều lần). Nên bón khoảng 400 kg/ha vôi bột đã và để ruộng khô nứt chân chim sau đó cho nước vào ruộng.
Giải pháp hiệu quả, an toàn và tiết kiệm chi phí là phân bón hữu cơ Tảo Đỏ GOSTIM với công dụng:
- Chống stress, giải độc phèn – mặn: Giúp cây trồng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực từ đất phèn, đất mặn.
- Thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ: Kích thích cây bung đọt, ra hoa đồng loạt, tăng tỷ lệ đậu trái và hạn chế rụng trái non.
- Cân bằng sinh lý cây trồng: Điều hòa quá trình sinh trưởng, giúp cây phát triển khỏe mạnh, giảm hiện tượng suy kiệt.
- Phục hồi cây trồng ngộ độc: Hạn chế tác động tiêu cực từ phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, tăng sức đề kháng tự nhiên cho cây.
Kích Thích Sinh Học- Giải Độc Cây Trồng
3. Biện pháp phòng trừ vàng lá ở lúa:
Bón phân cân đối, đầy đủ dinh dưỡng cho cây lúa.
Sử dụng giống lúa kháng bệnh.
Phun thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn.
Cải tạo đất, xử lý phèn, ngộ độc hữu cơ.
Chủ yếu điều tiết nước tưới, tránh ngập úng hoặc hạn hán.
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiệu các dấu hiệu vàng lá để xử lý kịp thời.
Bà con tham khảo các sản phẩm Agri One để phòng – trị hiệu quả các bệnh vàng lá do vi khuẩn.
Diệt vi khuẩn – Leti Strar 1SL